Monday, December 31, 2012
Những Danh/Cụm Từ Thường Dùng Trong Forex
http://forum.vfx.vn/tim-hi-u-v-forex/1310-nh-ng-danh-c-m-t-th-ng-dung-trong-forex.html
Những Danh/Cụm Từ Thường Dùng Trong Forex
Cách thức để đọc FX Quote
FX quote luôn luôn đi đôi với nhau như GBP/USD hoặc USD/JPY. Lý do là vì quý vị cần phải dùng tiền tệ của 1 nước nào mua hoặc bán lại 1 tiền tệ của nước khác.
Ví dụ về Giá trị hối đối (rate of exchange) (chúng tôi sẽ dùng từ tiếng Anh rate of exchange để dể sử dụng hơn)
GBP/USD = 1.7500
Có nghĩa là để mua 1 British pound thì cần phải trả 1.7500 U.S dollar.
Long/Short
Định nghĩa 1 cách đơn giản, long = mua, short = bán.
Bid/Ask Spread
Bid là giá khi người mua sẵn sàng mua và người bán cũng đồng ý với giá này. Tuy nhiên để có thể mua được, thì người mua phải trả với giá của Ask. Thường thì ask luôn luôn cao hơn bid. Cũng như bán với giá thấp nhưng mua thì với giá cao hơn. Tuy nhiên sự chênh lệch cũng không lớn lắm.
Rollover
Quý vị đừng lầm với rollover plan của cellphone. Mặt dù như đã nói trước, Forex mở 24 tiếng một ngày, nhưng đó là toàn thế giới. Mỗi nước có giờ mở và đống khác nhau, như đã được nhắc đến. Thường, broker nhưng làm việc lúc 5:00pm EST, gọi là "cut-of-time." Nếu quý vị muốn ngừng chơi, thì chỉ cần đống trước 5:00pm. Nếu muốn tiếp tục chơi, thì đó gọi là rollover. Khi Forex market mở ngày kế tiếp, tuỳ theo tỷ lệ tăng giảm, quý vị sẽ được lời hay lỗ.
Pip
Ví dụ: nếu EUR/USD tăng từ 1.2250 lên 1.2251 đó là một pip, số thập phân cuối cùng.
Giá trị tiền tệ của mỗi nơi khác nhau, cho nên rất cần thiết để tính giá trị của pip.
Ví dụ: USD/JPY rate = 119.80 (chúng ta để ý chỉ có 2 số thập phân) trong trường họp này 1 pip sẽ là 0.01. Cho nên:
119.80
0.01 chia cho rate of exchange = giá trị của pip ( 0.01/119.80 = 0.0000834)
Quý vị có thể gãy đầu và nghĩ, "huh, tôi phải tính những số này sau?" Quý vị đừng lo, không cần phải tính đâu, vì thường forex brokers sẽ tự động tính tất cả những số này ra, nhưng vẫn tốt nếu chúng ta biết cách tính.
Lot
Spot Forex thì thường trao đổi bằng lot. Một lot trung bình thì khoảng $100,000. Tuy nhiên cũng có lot nhỏ hơn với giá trị $10,000. Như quý vị đã biết, tiền tệ được đo bằng pips, số thập phân nhỏ nhất trong giá trị của loại tiền nào đó. Cho nên, cần phải mua bán với số lượng lớn mới có thể thấy được sự thay đổi trong việc lời hoặc lỗ.
Ví dụ chúng ta sẽ dùng lot = $100,000. Chúng ta sẽ xem số tiền này ảnh hưởng thế nào đến giá trị của pip.
USD/JPY với exchange rate = 119.90
(.01/119.90) x $100,000 = $8.34 cho mỗi pip
USD/CHF với exchange rate = 1.4555
(.0001/1.4555) x $100,000 = $6.87 cho mỗi pip
Khi đồng dollar Mỹ không được quote trước, thì công thức thay đổi một chút.
EUR/USD exchange rate = 1.1930
(.0001/1.1930) x EUR 100,000 = EUR 8.38 x 1.1930 = $9.99734 làm tròn thành $10 cho mỗi pip.
Bây giờ, quý vị đã biết cách tính giá trị của pip, nhưng làm thế nào để tính được tiền lời hay lỗ?
Chúng ta sẽ dùng ví dụ mua đồng dollar Mỹ và bán Swiss Francs
Rate sẽ là 1.4525/1.4530, bởi vì chúng ta mua đồng dollar Mỹ nên sẽ dùng 1.4530, tỷ lệ mà người chơi sẽ bán.
Cho nên chúng ta sẽ mua 1 lot $100,000 với rate = 1.4530
Một vài giờ sau, giá trị gia tăng lên 1.4550 và chúng ta quyết định ngừng chơi (close our trade).
Quote mới cho USD/CHF là 1.4550/1.4555. Bây giờ chúng ta bán ra cho nên phải dùng rate 1.4550 (nếu mua thì dùng 1.4555). Sự khác biệt giữa rate lúc mua 1.4530 và rate hiện tại 1.4550 là .0020 hoặc 20 pips.
Và dùng lại công thức chúng ta đã được biết qua lúc nãy (.0001/1.4550) x $100,000 = $6.87 per pip x 20 pips = $137.40
Nên nhớ khi chúng ta bắt đầu mua hoặc bán thì dùng tỷ lệ của bid/ask
Khi mua thì dùng giá trị của ask, khi bán thì dùng giá trị của bid.
Đến bây giờ thì quý vị có thể nghĩ, ở đâu ra $100,000 để chơi đây!? Chắc quý vị còn nhớ từ leverage đã được nhắc đến trong phần mở đầu. Bây giờ quý vị sẽ hiểu hơn về từ leverage này.
Khi chúng ta bắt đầu trade money thì cần có 1 người broker. Hãy nghĩ người broker này là 1 nhà bank của chúng ta. Anh broker này sẽ bỏ ra $100,000 cho chúng ta chơi và chỉ đồi hỏi chúng ta bỏ vào $1000 để giử lòng tin cậy của anh broker và chúng ta, tuy nhiên anh ta sẽ không lấy tiền của chúng ta. Đó là ý nghĩa của leverage.
Tùy theo mỗi người broker, số lượng leverage sẽ khác nhau. Thường broker sẽ cho biết trước quý vị phải bỏ vào bao nhiêu để có thể có 1 lot.
Ví dụ, cho mỗi $1000 quý vị bỏ vào, thì có thể dùng 1 lot với giá trị $100,000. Cho nên, nếu bỏ vào $5000 thì có thể trao đổi với lot có giá trị $500,000.
Margin Call
Trong trường họp bị lỗ, tiền bị giảm quá mức quy định (margin requirement). Broker của quý vị sẽ đống một số hoặc tất cả các khoản mua bán đễ quý vị không bị rớt xuống số âm.
Ví dụ:
Quý vị mở Forex tài khoản (Forex account) với $2,000. Và mở 1 lot để mua bán EUR/USD, và mức quy định (margin requirement) là $1,000. Bởi vì quý vị bắt đầu với $2,000 cho nên mức quy định có thể dùng được (usable margin) là $2,000. Sau đó quý vị mở 1 lot $1,000, cho nên mức quy định có thể dùng được (usable margin) còn lại $1,000. Nếu quý vị mất cái usable margin thì sẽ bị margin call.
Nếu số tiền trong tài khoản bị dưới usable margin do bị lỗ khi mua bán, thì quý vị có thể bỏ thêm tiền vào hoặc broker của quý vị sẽ đống tài khoản để ngăn chặn nguy hiểm cho quý vị, và cho chính bản thân broker. Kết quả quý vị sẽ không bao giờ thua hơn số mà quý vị bỏ vào.
Rất là quan trọng đễ quý vị hiểu rõ margin của người broker mà quý vị sử dụng như thế nào.
Order types
Từ “order” được dùng để diển ta làm thế nào để có thể bắt đầu và ra một cuộc mua bán. Sau đây là một vài loại order.
Market order
Market order là quý vị có thể mua hoặc bán dựa trên giá cả thị trường hiện tại. Ví dụ rate hiện tại của EUR/USD là 1.2140. Nếu quý vị muốn mua với giá đó thì chỉ cần nhấn chuột 1 cái là xong. Không cần phải làm thêm gì cả.
Limit Order
Limit order là khi mua hoặc bán ở một giá cả nhất định. Có hai yếu tố chính đó là giá cả và thời gian. Ví dụ EUR/USD rate = 1.2050. Quý vị muốn “go long” (mua) khi giá đạt tới 1.2070. Tuy nhiên quý vị không biết đến chừng nào thì mới đạt tới rate 1.2070, trong khi bạn gái đang đợi bên ngoài J (hoặc trường họp khác). Quý vị có thể chọn mức mua giới hạn ở 1.2070 và phần mềm trading của quý vị sẽ làm điều đó cho quý vị, không cần phải ngồi đợi. Quý vị có thể chọn giá mà quý vị muốn mua/bán hoặc thời gian là bao lâu.
Stop-loss order
Stop loss order giới hạn quý vị đặt ra khi nào bán và ngừng chơi. Đây là dụng cụ rất cần thiết giúp quý vị không bị lỗ một cách trầm trọng. Ví dụ, quý vị “go long” (mua) EUR/USD với 1.2230. Để không bị thua nhiều, quý vị chọn ngừng lại nếu giá xuống 1.2200. Nếu quý hoàn toàn sai lầm trong tiên đoán của mình, và EUR/USD bị rớt xuống 1.2200, thì phần mềm trading sẽ tự động bán order của quý vị, và ngừng chơi. Quý vị chỉ bị mất 30 pips.
GTC (Good ‘til canceled)
GTC order sẽ tiếp tục hoạt động cho đến khi quý vị ngừng (cancel). Broker sẽ không ngừng cho quý vị, cho nến rất là quan trọng để quý vị nhớ những order của mình khi sử dụng GTC.
GFD (Good for the day)
GFD order sẽ hoạt động cho đến hết 1 ngày. Bởi vì Forex marking mở 24 tiếng cho nên thường đống lúc 5:00pm EST bởi vì múi giờ của Mỹ là trể nhất. (EST = eastern standard time).
OCO (order cancels other)
Khi sử dụng OCO, đặc hai order với giá và thời gian trên dưới mức giá thị trường hiện tại. Khi một order được đưa ra thì order kia sẽ bị canceled.
Ví dụ: giá của EUR/USD là 1.2040. Quý vị muốn tiếp tục mua ở mức 1.2095 nếu quý vị dự đoán là rate sẽ lên cao đến mức đó, và điểm bán ra là 1.1985 nếu như giá bị rớt xuống. Nếu rate 1.2095 được đạt tới, thì hệ thống software sẽ mua cho quý vị và cancel giá bán ra ở mức 1.1985.
Luôn luôn kiểm tra với broker của quý vị xem có bị trả tiền phí nếu bị rollover hay không nếu quá 1 ngày.
++++++++++++
Tại sao 95% trader bị mất tiền?
(VFX.vn)Sự do dự làm các trader đánh mất các cơ hội. Nếu bạn không tôn trọng thị trường mà nhảy vào quá sớm một cách mù quáng thì bạn sẽ nhận được một kết cục đau đớn, vậy nên bạn cần phải tôn trọng thị trường và phải biết sợ thị trường một cách "lành mạnh"
Dưới đây tôi xin liệt kê ra một số lý do chính:
- Hầu hết các trader không có một kế hoạch cụ thể
- Hầu hết các trader không có thói quen quản lý tiền và quản lý rủi ro
- Hầu hết các trader không đìều khiển được cảm xúc (tham lam và sợ hãi) nên họ không tuân theo kỷ luật và không làm theo kế hoạch của họ (nếu họ có một kế hoạch cụ thể)
- Hầu hết các trader không có một chiến lược
- Hầu hết các trader không sử dụng stoploss(tự động cắt lỗ) hay có mục tiêu lợi nhuận
- Hầu hết các trader không sử dụng tốt tỷ lệ rủi ro và lợi nhuận: lỗ nhiều và lãi ít( trong khi đó nên giữ ở trạng thái thua lỗ ít và lợi nhuận lớn)
Các lý do trên chỉ ra cho bạn thấy rằng tại sao 95% trader lại thua lỗ. Nếu bạn liệt kê các lý do đó ra và làm tất cả các việc mà 95% không làm, thì tôi chắc rằng bạn có thể nhập vào câu lạc bộ 5% còn lại.
Sử dụng đúng cách khung thờì gian và ứng dụng hiệu quả ngưỡng kháng cự và ngưỡng hỗ trợ sẽ giúp ích rất nhiều trong các giao dịch của bạn. Bạn nên ghi nhớ các lý do trên để trở thành một trader tốt hơn, việc có những thành công sẽ hỗ trợ tốt cho bạn về mặt tinh thần...
Nếu các bạn còn thấy thiếu một vài lý do nào khác làm ơn thêm vào nhé...
VFX lượm lặt trên mạng
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment